Sắc màu ẩm thực Điện Biên
Đến Điện Biên, bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Dù là các món thịt, cá ướp mắc khén nướng hay món cơm nếp, bánh dày dẻo thơm, rêu suối ngọt lừ… mỗi món ăn đều có vị đặc trưng rất đặc sắc.
Xem thêm: 7 điểm du lịch hấp dẫn ở Điện Biên
Xem thêm: Món ngon tại Sapa
Là đặc sản trứ danh của miền Tây Bắc, cây lúa nếp lớn lên từ những mạch nước ngầm ngọt lịm, hít trọn cái không khí tinh sạch nơi rẻo cao. Gạo nếp Điện Biên có hạt mẩy, dài, khi đồ xôi, tuy không kết dính và nở như các loại nếp thường nhưng lúc ăn vào, mới cảm nhận được vị ngọt, sự dẻo thơm trong hạt gạo.
Người Thái thường đồ xôi bằng chõ gỗ đặc biệt và phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay rồi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, cho xôi dẻo lâu. Từng vốc xôi căng mẩy, hạt đều tăm tắp mà khi xòe tay ra vẫn không bị dính. Hít hà cái hương thơm đặc trưng của núi rừng, rồi dùng kèm với thịt nướng, cá nướng… thực khách mới thưởng thức được đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Xem thêm: Những món ăn nổi tiếng từ côn trùng ở Việt Nam
Nếp được đồ chín, khói vẫn bốc nghi ngút thì mang ra cối giã nhuyễn. Mỗi mẻ khoảng 10 kg cơm, do những thanh niên khỏe mạnh trong làng đảm nhiệm. Cối giã bánh làm bằng thân cây gỗ chắc, có mùi thơm và khoét rỗng ruột. Cơm càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, quyện lấy nhau. Những cuộn xôi mịn màng, trắng ngần, còn nóng hổi được những người phụ nữ vo tròn, gói vào lá dong rừng đã rửa sạch bằng nước suối đầu nguồn.
Màu trắng ngần của miếng bánh nổi bật nên nền màu xanh của lá thật khiến người ta phải thòm thèm. Bánh dày làm công phu nên để được lâu. Dù nướng trên than hồng, chấm với mật ong hoặc ăn cùng với chả đều rất ngon.
Cá nướng, hay còn gọi là ‘pỉnh tộp” lại dùng những con cá chép, trôi, trắm… mổ lưng, xoa muối rồi tẩm ớt tươi, mắc khén, để ngấm gia vị rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn bởi đã thấm đẫm các hạt gia vị độc đáo của núi rừng. Người Thái còn chế biến ra món cá hun khói... rất độc đáo. Họ thường để cá sấy trong bếp phòng khi có khách đến chỉ cần mang cá nướng lại là đã có mồi ngon để uống rượu trong khi chờ chế biến món tiếp theo.
Ngon nhất là món rêu nướng, trộn cùng hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén cùng ớt, tỏi, gừng, củ sả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ rồi bọc trong lá dong, mang đi vùi tro ấm. Khi nào lá dong cháy sém thì lấy ra hơ cả gói trên than hoa. Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước rêu chảy ra thì bày ra đĩa. Mùi mắc khén, hạt sẻn và các gia vị bay lên ngào ngạt nhưng vẫn không át được cái vị thanh mát đặc trưng của rêu... Đây quả thực là món ăn vô cùng đặc sắc của người Thái.
Món “cay pỉnh” cũng thú vị không kém khi gói rêu bằng lá chanh, lá lốt nướng giòn rồi rán lại lần nữa với mỡ. Rêu luộc lại có vị ngọt mát rất lạ. Bà con dân tộc còn rán rêu, làm bánh mọc với nhân là rêu suối hay đồ băm nhỏ rêu với thịt gà cho vào chõ đồ lên béo ngậy, thơm dịu. Theo người bản xứ, rêu giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt và chống cao huyết áp, sốt rét, sơn lam chướng khí…
Xem thêm: 7 điểm du lịch hấp dẫn ở Điện Biên
ĐẬM ĐÀ NẾP NƯƠNG
Kết tinh từ những mảnh đất màu mỡ của núi rừng Tây Bắc, lúa nếp nương Điện Biên mang trong mình vị dẻo và hương thơm rất khó quên. Gạo nếp thơm từ khi lúa vừa trổ đòng, kết hạt cho đến lúc chín vàng trên nương. Thơm đến nỗi, chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng đủ đưa mùi hương ấy bay xa, làm náo nức cả bản làng.Xem thêm: Món ngon tại Sapa
Là đặc sản trứ danh của miền Tây Bắc, cây lúa nếp lớn lên từ những mạch nước ngầm ngọt lịm, hít trọn cái không khí tinh sạch nơi rẻo cao. Gạo nếp Điện Biên có hạt mẩy, dài, khi đồ xôi, tuy không kết dính và nở như các loại nếp thường nhưng lúc ăn vào, mới cảm nhận được vị ngọt, sự dẻo thơm trong hạt gạo.
Người Thái thường đồ xôi bằng chõ gỗ đặc biệt và phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay rồi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, cho xôi dẻo lâu. Từng vốc xôi căng mẩy, hạt đều tăm tắp mà khi xòe tay ra vẫn không bị dính. Hít hà cái hương thơm đặc trưng của núi rừng, rồi dùng kèm với thịt nướng, cá nướng… thực khách mới thưởng thức được đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.
BÁNH DÀY DẺO THƠM
Mang biểu tượng của quả đất tròn, bánh dày không thể thiếu trong những dịp trọng đại của người Mông ở Điện Biên. Đồng bào cẩn thận chọn loại nếp nương chính gốc, được gieo tại vùng cao mới có đủ độ dẻo thơm để làm bánh. Thứ nếp này được giã thủ công, phơi sấy vừa đủ nhiệt để vẫn giữ lớp màng mịn bên ngoài làm tăng hương thơm.Xem thêm: Những món ăn nổi tiếng từ côn trùng ở Việt Nam
Nếp được đồ chín, khói vẫn bốc nghi ngút thì mang ra cối giã nhuyễn. Mỗi mẻ khoảng 10 kg cơm, do những thanh niên khỏe mạnh trong làng đảm nhiệm. Cối giã bánh làm bằng thân cây gỗ chắc, có mùi thơm và khoét rỗng ruột. Cơm càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, quyện lấy nhau. Những cuộn xôi mịn màng, trắng ngần, còn nóng hổi được những người phụ nữ vo tròn, gói vào lá dong rừng đã rửa sạch bằng nước suối đầu nguồn.
Màu trắng ngần của miếng bánh nổi bật nên nền màu xanh của lá thật khiến người ta phải thòm thèm. Bánh dày làm công phu nên để được lâu. Dù nướng trên than hồng, chấm với mật ong hoặc ăn cùng với chả đều rất ngon.
ĐẶC SẮC CÁC MÓN NƯỚNG
Người Thái gọi chung các món nướng là “lam nhọ”, “lam” nghĩa nướng, còn “nhọ” là nhừ. Đây là món ăn truyền thống của đồng bào, thường có mặt trong những bữa tiệc đãi khách hay bữa cơm ngày lễ Tết. Người ta thái miếng thịt, ướp các gia vị đặc trưng của núi rừng rồi dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng. Còn một cách khách nữa là băm nhỏ thịt, trộn chung với trứng, gói lại bằng lá chuối, lá dong, rồi nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng.Cá nướng, hay còn gọi là ‘pỉnh tộp” lại dùng những con cá chép, trôi, trắm… mổ lưng, xoa muối rồi tẩm ớt tươi, mắc khén, để ngấm gia vị rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn bởi đã thấm đẫm các hạt gia vị độc đáo của núi rừng. Người Thái còn chế biến ra món cá hun khói... rất độc đáo. Họ thường để cá sấy trong bếp phòng khi có khách đến chỉ cần mang cá nướng lại là đã có mồi ngon để uống rượu trong khi chờ chế biến món tiếp theo.
NGỌT THANH RÊU ĐÁ
Rêu có màu xanh lục, bám vào những tảng đá chìm trong khe suối. Để làm sạch rêu, đồng bào vừa đập vừa rũ rêu trong làn nước chảy sau đó mang về nhà dùng tươi hoặc phơi khô. Từng cọng rêu dài miên man, vừa mịn vừa mát ấy thường chỉ dành khoản đãi khách quý trong các đại tiệc.Ngon nhất là món rêu nướng, trộn cùng hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén cùng ớt, tỏi, gừng, củ sả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ rồi bọc trong lá dong, mang đi vùi tro ấm. Khi nào lá dong cháy sém thì lấy ra hơ cả gói trên than hoa. Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước rêu chảy ra thì bày ra đĩa. Mùi mắc khén, hạt sẻn và các gia vị bay lên ngào ngạt nhưng vẫn không át được cái vị thanh mát đặc trưng của rêu... Đây quả thực là món ăn vô cùng đặc sắc của người Thái.
Món “cay pỉnh” cũng thú vị không kém khi gói rêu bằng lá chanh, lá lốt nướng giòn rồi rán lại lần nữa với mỡ. Rêu luộc lại có vị ngọt mát rất lạ. Bà con dân tộc còn rán rêu, làm bánh mọc với nhân là rêu suối hay đồ băm nhỏ rêu với thịt gà cho vào chõ đồ lên béo ngậy, thơm dịu. Theo người bản xứ, rêu giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt và chống cao huyết áp, sốt rét, sơn lam chướng khí…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét